Việt Nam là một trong những đất nước có rất nhiều lễ hội truyền thống và văn hóa lớn. Các lễ hội đã trở thành một phần thiết yếu không thể thiết trong cuộc sống của người dân Việt Nam qua nhiều thế kỷ. Hôm nay hãy cùng moussemdetantan.org tìm hiểu một số lễ hội ở Việt Nam từ Bắc vào Nam thông qua bài viết sau nhé.
I. Một số lễ hội ở Việt Nam
1. Giỗ tổ Hùng Vương – Lễ hội đền Hùng
Lễ hội đền Hùng hay còn gọi Giỗ tổ Hùng Vương là một trong các lễ hội lớn ở Việt Nam được tổ chức hàng năm tại tỉnh Phú Thọ. Đây là ngày hội truyền thống của người dân Việt Nam tưởng nhớ đến các công lao dựng nước của Hùng Vương.
Lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 1 cho đến ngày mùng 10/03 âm lịch tại đền Hùng, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên lễ hội này thường được diễn ra từ hàng tuần trước đó với những phong tục như hành hương tưởng niệm các vua hùng, đâm đuống của dân tộc Mường.
Lễ hội đền Hùng được chia làm 2 phần chính gồm:
Phần tế lễ, rước kiệu vua được tổ chức vào chính hội (10/03 Âm lịch) và bắt đầu bằng lễ dâng hương tại đền Thượng. Những đồ tế lễ thường là mâm ngũ quả, bánh dày, bánh chưng, bò, lợn,…
Phần hội gồm các hoạt động hấp dẫn với các trò chơi dân gian như thi gói bánh chưng, đánh trống, cồng chiêng và biểu diễn nghệ thuật văn nghệ như hát xoan hay hát ca trù.
2. Lễ hội chùa Hương
Chùa Hương cũng là một số lễ hội ở Việt Nam mà bạn không thể bỏ lỡ khi Tết đến Xuân về. Lễ hội này được tổ chức tại huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội và được kéo dài từ mùng 06 tháng 01 cho đến tháng 03 âm lịch.
Hàng năm cứ mỗi độ xuân về khi hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn thì hàng triệu Phật tử cả nước lại cùng nhau nô nức trẩy hội về chùa Hương.
Lễ hội chùa Hương là một trong những nét đẹp tín ngưỡng của người dân Bắc bộ và là dịp cầu may mắn đầu năm của nhiều du khách.
Trong lễ hội chùa hương có các phần nghi lễ trang trọng với các nghi thức như dâng hương, dâng đàn đặc sản. Ở phần hội thì có nhiều trò chơi dân gian như leo núi, hát chèo, hát chèo văn,..
3. Lễ hội Bà Chúa Xứ – Một số lễ hội ở Việt Nam
Lễ hội Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội được công nhận là lễ hội Quốc gia và được đưa vào di sản văn hóa phi vật thể. Đây là lễ hội được gìn giữ bởi các thế hệ ở vùng Châu Đốc, tỉnh An Giang.
Khi đi du lịch miền Tây vào dịp 22 đến 27 tháng 04 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội được tham gia vào lễ hội Bà Chúa Xứ.
Theo truyền thuyết, bà Chúa Xứ là người được Ngọc Hoàng phái xuống đất liền để cứu hộ chúng sinh và giữ ăn bờ cõi. Lễ hội là dịp người dân thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn và tri ân với vị thần đáng kính này.
Lễ hội bà Chúa Xứ gồm nhiều nghi lễ như Khai hội, lễ phục hiện trước tượng, lễ tắm Bà,… Ngoài ra bạn còn được tham gia thả đèn hoa đăng, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật và văn hóa nghệ thuật nơi đây.
4. Lễ hội Yên Tử
Yên Tử cũng là một số lễ hội ở Việt Nam mà các du khách rất quan tâm khi du xuân. Đây là một trong những lễ hội lớn được tổ chức tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh nhằm tôn vinh Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ông chính là người sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm.
Lễ hội này thường kéo dài trong suốt 3 tháng mùa xuân, bắt đầu từ mùng 10 tháng Giêng cho đến hết tháng 03 âm lịch.
Khi tham gia vào lễ hội Yên Tử, bạn có thể chiêm ngưỡng các phần nghi lễ trang nghiêm cùng với không khí náo nhiệt của các hoạt động thỉnh chuông, gióng trống.
Bên cạnh đó bạn còn được tham gia vào các trò chơi dân gian như chọi gò, kéo co, cờ tướng, thưởng thức múa rồng hay võ thuật cổ truyền.
Ngoài ra bạn có thể đi hành hương lên ngôi chùa Đồng với độ cao 1.068m để nắm trọng các ngọn tháp xây từ đá và tham quan suối Giải Oan linh thiêng.
5. Lễ hội núi Bà Đen
Lễ hội núi Bà Đen là một trong những lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam được tổ chức từ ngày mùng 3 đến mùng 6 tháng 5 âm lịch.
Trong suốt thời gian tổ chức lễ hội sẽ có nhiều sự kiện và các hoạt động. Vào ngày mùng 4, ngay tại điện bà sẽ tổ chức các nghi lễ dân gian như dâng mâm ngũ sắc, hát bóng rỗi chầu mời, múa dâng bông, múa đồ chơi hay hát chặp bóng tuồng.
Ngày mùng 5 chính là ngày chính hội, lúc này người dân sẽ dâng hương, trà bánh, hoa quả,… ngày mùng 6 là ngày cúng cô hồn siêu độ oan hồn và chẩn tế cho bá tính.
Khi tham gia lễ hội núi Bà Đen bạn còn có thể tham gia vào các lễ hội nổi tiếng ở Tây Ninh như: Hội xuân núi Bà Đen, hội động Kim Quang, hội đạo Cao Đài Tây Ninh,…
6. Lễ hội Chùa Bái Đính
Một số lễ hội ở Việt Nam được tổ chức vào tháng 3 âm lịch đó là lễ hội chùa Bái Đính. Hội chùa Bái Đính là lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư nổi tiếng, lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 6 Tết cho đến hết tháng 03 âm lịch.
Hội chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm tại thôn Sinh Dược , huyện Gia Viễn. Lễ hội này được đánh giá là một trong những lễ hội truyền thống điển hình của người dân Việt Nam.
Hàng năm sẽ có hàng triệu Phật tử đến chùa Bái Đính để trẩy hội dâng hương lễ Phật mà còn để du xuân, chiêm ngưỡng cảnh sắc hùng vì và hòa mình với không gian thiêng liêng rộng lớn, thanh tịnh nơi cõi Phật
II. Kết luận
Ở Việt Nam hàng năm có rất nhiều lễ hội lớn được tổ chức. Các lễ hội được tổ chức như một chiếc cầu nối gắn liền quá khứ với hiện tại. Khiến cho người tham gia trân trọng những giá trị thiêng liêng của đất nước. Không những thế đây còn là dịp để mọi người tìm về cội nguồn, gắn kết tình cảm và có thể khám phá được nét đẹp văn hóa truyền thống của đất nước mình.
Trên đây là một số lễ hội ở Việt Nam nổi tiếng và lớn nhất trong năm mà bạn có thể giam gia. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn đọc. Để có thêm nhiều tin tức thú vị khác bạn hãy theo dõi trang web thường xuyên nhé.
Comments by mousse